Search

Tiềm năng phát triển công nghệ điều trị ung thư bằng xạ trị proton ở Việt Nam

Các công nghệ xạ trị ở Việt Nam và thế giới hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng chùm tia X, tia gamma hoặc các loại hạt nhẹ như electron nên luôn có một nhược điểm cố hữu là trường chiếu đến khu vực mong muốn chứa khối u sẽ bao gồm cả các khu vực khác của cơ thể, làm tăng liều bức xạ đối với bệnh nhân và gây tổn hại không cần thiết đối với một số mô lành. Một số nước phát triển trên thế giới hiện nay đã triển khai công nghệ xạ trị hiện đại sử dụng chùm proton hoặc ion nặng trong điều trị ung thư để khắc phục được nhược điểm nói trên, đồng thời có nhiều ưu điểm vượt trội khác.

Tiềm năng phát triển công nghệ điều trị ung thư bằng xạ trị proton ở Việt Nam

Ung thư là một trong các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng ung thư nhanh chóng cả về số lượng bệnh nhân mắc mới và tử vong hàng năm. Theo báo cáo của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có trên 300.000 người mắc ung thư. Tính riêng trong năm 2018, cả nước có 164.671 ca mắc ung thư mới và 114.871 người chết vì ung thư. Các phương pháp điều trị ung thư bao gồm xạ trị, hóa trị, phẫu thuật đều đã được triển khai ở nước ta. Tuy nhiên, xạ trị bằng bức xạ ion hóa là phương pháp điều trị ung thư không xâm lấn được áp dụng rộng rãi vì 5 loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta bao gồm: ung thư gan (21.5%), ung thư phổi (18.4%), ung thư dạ dày (12.3%), ung thư ruột (8.4%) và ung thư vòm họng (5%) đều là các loại ung thư nằm sâu trong cơ thể nên phương xạ trị bằng bức xạ ion hóa mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với phương pháp hóa trị hay phẫu thuật.

Theo dõi bài viết đầy đủ tại liên kết sau:

https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/19216/tiem-nang-phat-trien-cong-nghe-dieu-tri-ung-thu-bang-xa-tri-proton-o-viet-nam.aspx

 

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) đang lưu hành ở Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán và định hướng sản xuất vaccine