Search

Buổi tọa đàm giữa Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ với Viện Điện tử Viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về khai thác thông tin sáng chế và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Nhằm hỗ trợ các nhà khoa học tiếp cận những công nghệ mới từ sáng chế để có thể tiến hành nghiên cứu hiệu quả hơn cũng như hỗ trợ các nhà khoa học việc đăng ký bảo hộ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu thuận lợi hơn, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đã phối hợp với Viện Điện tử Viễn thông - Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện buổi tọa đàm với chủ đề “Khai thác thông tin sáng chế và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ”.
Buổi tọa đàm giữa Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ với Viện Điện tử Viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về khai thác thông tin sáng chế và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Có thể thấy rằng việc tìm kiếm, phân tích và khai thác thông tin sáng chế từ các cơ sở dữ liệu sáng chế trên thế giới để định hướng nghiên cứu, qua đó rút ngắn thời gian nghiên cứu, tránh được việc nghiên cứu trùng lặp cũng như nghiên cứu được những vấn đề mà thị trường đang quan tâm là rất có ý nghĩa đối với các nhà khoa học. Bên cạnh đó sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu, việc khuyến khích và tư vấn cho các nhà khoa học xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ kết quả nghiên cứu phục vụ cho quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu là rất quan trọng vì nó sẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, viện nghiên cứu…

Do vậy, Trung tâm Thống kê dữ liệu và Phân tích sáng chế (Trung tâm DSPA), đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Viện SCCN) đã phối hợp với Viện Điện tử Viễn thông thực hiện buổi tọa đàm với chủ đề “Khai thác thông tin sáng chế và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ” tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tham dự buổi tọa đàm, về phía Trung tâm Thống kê dữ liệu và Phân tích sáng chế có TS. Phạm Ngọc Pha - Giám đốc Trung tâm và các cán bộ thuộc Trung tâm Thống kê dữ liệu và Phân tích sáng chế. Về phía Viện Điện tử Viễn thông có PGS.TS. Nguyễn Hữu Thanh - Viện trưởng, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Phó Viện trưởng và các nhà khoa học đang công tác tại Viện.
 

Các nhà nghiên cứu của Viện Điện tử Viễn thông quan tâm theo dõi thông tin tại buổi tọa đàm.

 

Theo đề nghị của Viện Điện tử Viễn thông, các chuyên gia của Viện SCCN đã trình bày 3 chuyên đề tại buổi tọa đàm, gồm :

Chuyên đề 1: “Thông tin tổng quan về việc hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, phân tích thông tin sáng chế và khai thác cơ sở dữ liệu  sáng chế” do TS. Phạm Ngọc Pha - Giám đốc Trung tâm Thống kê dữ liệu và Phân tích sáng chế trình bày;

Chuyên đề 2: “Hướng dẫn tra cứu thông tin sáng chế” do ThS. Nguyễn Hồng Điệp trình bày;

Chuyên đề 3: “Bản mô tả sáng chế” do ThS. Trương Nguyệt Ánh trình bày.

Các chuyên đề báo cáo đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học của Viện Điện tử Viễn Thông, do vậy phần trao đổi diễn ra rất sôi nổi. Nhiều câu hỏi đã được đưa ra xoay quanh chủ đề tra cứu thông tin sáng chế, chuẩn bị hồ sơ đăng ký và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ mà Viện SCCN đang cung cấp. Một số nhà khoa học trong Viện Điện tử Viễn thông đã đưa ra các yêu cầu cụ thể về tìm kiếm, phân tích thông tin sáng chế phục vụ quá trình nghiên cứu hiện nay. Bên cạnh đó, các chuyên gia của Trung tâm Thống kê dữ liệu và Phân tích sáng chế cũng nhận được các yêu cầu tư vấn liên quan đến quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với một số kết quả nghiên cứu tiềm năng của Viện Điện tử Viễn Thông.

Buổi tọa đàm đã cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin cần thiết về kỹ năng tra cứu các thông tin sáng chế trên một số cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước, các bước cần thiết để chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kết quả nghiên cứu và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Các nhà khoa học cũng rất quan tâm đến vấn đề tìm kiếm, phân tích thông tin sáng chế phục vụ trực tiếp vào công việc nghiên cứu của Viện Điện tử Viễn Thông, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi kết thúc buổi tọa đàm, Viện Điện tử Viễn thông và Trung tâm Thống kê dữ liệu và Phân tích sáng chế nhất trí thường xuyên trao đổi để tăng cường hơn nữa hoạt động hỗ trợ các nhà khoa học của Viện, qua đó thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Viện Điện tử Viễn Thông nói riêng và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nói chung.

Nguồn: Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ 
Link nguồn tin: Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) đang lưu hành ở Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán và định hướng sản xuất vaccine

Danh mục tin