Search

Đẩy mạnh công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp hiệu năng cao MutiBac ở Việt Nam

Nhằm cập nhật, tiếp thu các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, ngày 26/11/2019, Công ty VaBiotech (Bộ Y tế) phối hợp với Đại học Bristol (Vương quốc Anh) tổ chức buổi chia sẻ kiến thức mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát của dịch cúm gia cầm và bệnh dại; đồng thời giới thiệu một số kết quả hợp tác ban đầu trong hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin thế hệ mới.
Đẩy mạnh công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp hiệu năng cao MutiBac ở Việt Nam


Đại diện Công ty VaBiotech cho biết, hiện cán bộ khoa học của đơn vị đang cùng tham gia chương trình đào tạo và nhóm nghiên cứu của GS Imre Berger (Đại học Bristol) để tiếp thu công nghệ sản xuất tái tổ hợp hiệu năng cao MutiBac. MutliBac phù hợp với sản xuất vắc-xin mới với số lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp. Đến nay, công nghệ này đã được chuyển giao cho hàng chục doanh nghiệp lớn về vắc-xin và trên 1.000 phòng thí nghiệm của các trường đại học ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, VaBiotech là đơn vị đầu tiên thực hiện hợp tác chuyển giao công nghệ này.

Theo GS Imre Berger, với ưu điểm vượt trội về chất lượng, thời gian, số lượng vắc-xin, đến nay công nghệ này đảm bảo cung cấp đủ lượng vắc-xin cho việc chống lại các đại dịch bùng phát ở các quốc gia và các đơn vị chuyển giao công nghệ này đã phát huy hiệu quả cao trong nghiên cứu, sản xuất vắc-xin. Trong khi ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ cúm gia cầm gia tăng thì việc triển khai một loại vắc-xin phù hợp giúp ngăn ngừa đại dịch là một hướng đi phù hợp. Công nghệ mới này sẽ giúp rút ngắn thời gian sản xuất vắc xin từ 3 tháng xuống còn 3 tuần, đáp ứng yêu cầu giải quyết các bệnh dịch một cách nhanh chóng, triệt để.

Thu Hằng

Liên kết nguồn tin: Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Việt Nam

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) đang lưu hành ở Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán và định hướng sản xuất vaccine