Search

Khai thác và phát triển nguồn gen giống quế Thanh Hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao

Quế (Cinnamomun cassia) là cây bản địa, đa tác dụng của Việt Nam, vỏ Quế từ rất lâu đời đã được sử dụng như một trong những loại gia vị và vị thuốc quý (Hải Thượng Lãn Ông, Đỗ Tất Lợi, 1961, 1970). Với phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, thông qua quá trình chọn lọc và thích nghi với điều kiện tự nhiên đã hình thành nên những vùng Quế nổi tiếng. Trong các vùng đó, Thanh Hóa từ lâu đã được xem như là một trung tâm lớn về Quế của cả nước (Đỗ Tất Lợi, 1970; Trần Hợp 1976, 1984). Từ xa xưa, Quế khai thác từ rừng tự nhiên được gọi là sơn Quế, có giá rất cao, một cây sơn Quế có thể đổi được 300 tấn gạo, tương đương khoảng 3 - 4 lạng vàng. Tự hào về sản vật của địa phương, Quế ở Thanh Hóa đã được người dân nơi đây ví quý như ngọc, gọi là “Ngọc Quế Thường Châu”, và ngày nay thường gọi là Quế thanh (Nguyễn Kim Đào, 2004).

Khai thác và phát triển nguồn gen giống quế Thanh Hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao
 


Hạt giống 40 cây trội và xử lý hạt giống

 

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như khai thác quá mức, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm đã làm cho sơn Quế cạn kiệt, gần như không thấy Quế ở rừng tự nhiên trong vùng. Trong những năm 2000, với sự hỗ trợ của các chương trình trồng rừng, Quế đã được gây trồng khá rộng rãi trong tỉnh bằng nhiều nguồn giống khác nhau, chưa qua khảo nghiệm. Nhưng những năm gần đây, do năng suất, chất lượng và giá bán thấp, sâu bệnh phá hoại dẫn đến hiệu quả kinh tế rừng trồng Quế không cao, cùng với cạnh tranh từ các loài cây lâm nghiệp mọc nhanh (keo và luồng), một phần lớn diện tích trồng Quế đã bị chuyển sang trồng các loài khác. Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2015, diện tích Quế trồng tập trung thuần loài trên toàn tỉnh chỉ còn khoảng trên dưới 100 ha và tập trung chủ yếu ở huyện Thường Xuân (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2015). Sự suy giảm diện tích, phạm vi phân bố bị thu hẹp và việc sử dụng các giống chất lượng kém để trồng rừng trong quá khứ đã làm cho giống Quế thanh quý bị thoái hóa nghiêm trọng, nguồn gen và tài nguyên di truyền của Quế thanh cũng ngày một suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến chất sản lượng và danh tiếng của Quế thanh. Đây là một thách thức lớn, cần phải có cố gắng liên tục, dài hạn mới có thể bảo tồn và phát triển được nguồn gen loài này.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Theo dõi bài viết đầy đủ tại liên kết sau:

https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/18254/khai-thac-va-phat-trien-nguon-gen-giong-que-thanh-hoa-cinnamomum-cassia-co-nang-suat-va-chat-luong-tinh-dau-cao.aspx

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) đang lưu hành ở Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán và định hướng sản xuất vaccine