Search

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu Trọng lâu Việt Nam (Paris vietnamensis (Takht.) H. Li)

Cây Trọng lâu Việt Nam có tên khoa học là Paris vietnamensis (Takht) H. Li thuộc họ Trọng lâu - Melanthiaceae. Trên thế giới, các loài thuộc chi Paris (Melanthiaceae) thường phân bố ở Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Bhutan, Lào, Myanma, Nepal, Sikkim, Thái Lan và Việt Nam.

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu Trọng lâu Việt Nam (Paris vietnamensis (Takht.) H. Li)


Trọng lâu được xếp vào cấp R (race) - cấp hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Với thành phần hóa học chính là Saponin steroid và Polyphyllin, Trọng lâu Việt Nam (P. vietnamensis (Takht) H. Li) đã được chứng minh có các tác dụng: giảm đau chống viêm, cầm máu, kích thích miễn dịch, ức chế sự phát triển của khối u, chữa rắn độc cắn. Thân rễ của một số loài thuộc chi Trọng lâu (Chonglou) - Paris (Trilliaceae) được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền của nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Việt Nam... Nhu cầu sử dụng thân rễ cây Trọng lâu Việt Nam làm thuốc ngày càng tăng cao, hiện nay với giá trị 3,5tr đồng/kg người dân khai thác nhiều đã làm cho số lượng giảm đi nhanh chóng, có nguy cơ biến mất. Vì vậy, nhu cầu cần khai thác và phát triển hiệu quả, bền vững loài cây này ở Việt Nam là cần thiết.

Theo dõi bài viết đầy đủ tại liên kết sau:

https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/19251/nghien-cuu-khai-thac-va-phat-trien-nguon-gen-duoc-lieu-trong-lau-viet-nam-paris-vietnamensis-takht--h--li.aspx

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) đang lưu hành ở Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán và định hướng sản xuất vaccine