Search

HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI CẤP BỘ VIỆN CÔNG NGHỆ XẠ HIẾM

Ngày 29 tháng 03 năm 2018, tại Viện Công nghệ xạ hiếm đã diễn ra hội thảo khoa học “Phát triển một số vật liệu và công nghệ mới trong xử lý ô nhiễm phóng xạ và các chất độc hại môi trường” do PGS.TS. Nguyễn Đình Tuyến – Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trình bày.
HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI CẤP BỘ VIỆN CÔNG NGHỆ XẠ HIẾM

          Tham dự hội thảo có PGS.TS. Lê Thị Mai Hương – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm cùng toàn thể cán bộ của Trung tâm Xử lý chất thải phóng xạ và Môi trường, và các cán bộ nghiên cứu khác trong Viện.

 

 

           Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đình Tuyến đã giới thiệu về tình hình ô nhiễm phóng xạ và các chất độc hại kim loại nặng trong môi trường nước ở Việt Nam; các phương pháp xử lý đang được áp dụng và đề xuất giải pháp, công nghệ mới; tiến độ thực hiện công việc và một số kết quả mà đề tài nghiên cứu đã đạt được cho đến thời điểm này; và một số giải pháp định hướng phát triển vật liệu và công nghệ mới xử lý phóng xạ và các chất độc hại. Ngoài ra, báo cáo cũng giới thiệu chi tiết quy trình tổng hợp các loại vật liệu biến tính tạo vật liệu composite, vật liệu lai hybrid,…và đặc biệt, giới thiệu về vật liệu biến tính có xúc tác quang hóa và cơ chế xử lý các chất phóng xạ cũng như các chất ô nhiễm nhờ chất xúc tác quang hóa.

            Phần thảo luận sau bài báo cáo đã diễn ra rất sôi nổi, cởi mở. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vấn đề tổng hợp vật liệu hấp phụ có dung lượng cao, tốc độ hấp phụ nhanh và bản chất của quá trình hấp phụ quang hóa. Ngoài ra, hội thảo còn chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm để có thể ứng dụng những sản phẩm của đề tài vào thực tiễn đời sống - xã hội./.

Nguyễn Văn Chính
Nguồn: Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) đang lưu hành ở Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán và định hướng sản xuất vaccine