Máy phát tia plasma lạnh ứng dụng trong lĩnh vực y sinh
Xuất phát điểm là những nhà khoa học nghiên cứu cơ bản, TS Nguyễn Thế Anh và TS Đỗ Hoàng Tùng (Viện Vật lý – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã bước ra khỏi vùng an toàn của mình, làm quen với các yếu tố tài chính, quản lý, thị trường, để trở thành những người điều hành start-up giàu tiềm năng trong lĩnh vực y tế. Thời gian tới, họ muốn đưa công nghệ plasma đến gần hơn với đời sống, khai thác tiềm năng của nó trong những lĩnh vực khác như khoa học vật liệu, môi trường, và nông nghiệp mà lâu nay ở Việt Nam vẫn chưa được khai phá.
Ngành khoa học còn non trẻ
Vào năm 2003, khi đang công tác tại Viện Vật lý (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), TS Đỗ Hoàng Tùng đã đọc được những nghiên cứu quốc tế về plasma – trạng thái thứ 4 của vật chất (ngoài 3 thể thường gặp là rắn, lỏng và khí). Lúc bấy giờ, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm ứng dụng những tiềm năng của plasma trong lĩnh vực y tế như làm lành vết thương hở, điều trị nha khoa; thế nhưng ở Việt Nam những thông tin về plasma vẫn còn rất hạn chế. Với mong muốn hiểu rõ hơn về ngành khoa học mới mẻ này, cũng như tìm hiểu những ứng dụng của nó trong các lĩnh vực khác nhau, TS Tùng đã quyết định ghi danh vào Đại học Greifswald (Đức) – trung tâm hàng đầu thế giới về công nghệ plasma.
Hai năm sau đó, plasma lạnh áp suất khí quyển (CAP) lần đầu tiên được sử dụng để điều trị lâm sàng tại Đức, mở ra kỷ nguyên của “y học plasma” (plasma medicine). Chứng kiến thời khắc này là một bước ngoặt quan trọng với TS. Tùng, giúp anh nhận ra được tiềm năng của một loại plasma đặc biệt: plasma lạnh. Đối với lĩnh vực y học, plasma lạnh đang chứng tỏ được tiềm năng rất lớn, được đánh giá là tác nhân quan trọng tạo ra cuộc cách mạng mới trong y sinh thế kỷ XXI.
.....(còn tiếp)
Theo dõi bài viết đầy đủ tại liên kết sau:
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/17923/may-phat-tia-plasma-lanh-ung-dung-trong-linh-vuc-y-sinh.aspx