Search

Nghiên cứu xây dựng Atlat địa hóa một số nguyên tố trong trầm tích tầng mặt biển Việt Nam 0-100m nước

Trên thế giới có rất nhiều cuốn atlat ở các lĩnh khác nhau được các nước như Đức, Nga, Anh, Ý… xây dựng, trong đó có atlat về địa hóa. Ở Việt Nam cũng có hàng loạt cuốn atlat về các lĩnh vực như: địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn… Tuy nhiên, hiện chưa có cuốn atlat địa hóa nào về trầm tích tầng mặt biển Việt Nam. Do đó dẫn đến rất nhiều hạn chế trong việc định hướng cho điều tra chi tiết tài nguyên – môi trường ở tỷ lệ lớn hơn, cũng như hạn chế trong công tác đào tạo và cung cấp tài liệu cho các cán bộ kỹ thuật trẻ cần quan đến lĩnh vực này. Một điều quan trọng ở đây là các dạng tài liệu địa hóa trong các đề tài dự án trước đây thường tồn tại dạng báo cáo và bản đồ chuyên đề chứ không thể hiện dưới dạng các cuốn atlat để có thể phổ cập đông đảo đến người sử dụng.

Nghiên cứu xây dựng Atlat địa hóa một số nguyên tố trong trầm tích tầng mặt biển Việt Nam 0-100m nước
 
 


Đăng nhập vào Atlat điện tử địa hóa một số nguyên tố

 

Với những điểm hạn chế trên đòi hỏi sớm có các tài liệu có thể dễ dàng phổ cập đến nhiều đối tượng, phục vụ tốt cho công tác định hướng điều tra cơ bản ở các giai đoạn tiếp theo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng trên biển.  

Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường biển phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Phạm Thị Nga cùng thực hiện đề tài nhằm mục tiêu có được bộ atlat địa hóa các nguyên tố (Ti, Mn, Sb, Cd, Co, Cr, Cu, As, Ni, Pb, Sn, Zr, V, W, Zn) trong trầm tích tầng mặt biển Việt Nam (0-100m nước). Atlat này sẽ phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu, điều tra địa chất- khoáng sản và bảo vệ môi trường biển. Góp phần định hướng trong việc qui hoạch và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

... (còn tiếp)

Theo dõi bài viết đầy đủ tại liên kết sau:

https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/17989/nghien-cuu-xay-dung-atlat-dia-hoa-mot-so-nguyen-to-trong-tram-tich-tang-mat-bien-viet-nam-0-100m-nuoc.aspx

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu thiết kế Serving Gateway (SGW) cho mạng di động thế hệ sau LTE Advanced tại Việt Nam