Search

Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020

Ngày 26/12/2019, Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (Tiểu ban) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc - Trưởng Tiểu ban chủ trì Hội nghị.
Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020

Toàn cảnh Hội nghị.
 

Tham dự Hội nghị còn có đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Ủy ban Quốc gia Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP), Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (ICGP), Chương trình Côg viên Địa chất toàn cầu (Geopark), Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) và đại diện cơ quan, ban ngành có liên quan.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội Nhân văn và Tự nhiên, Bộ KH&CN Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết: trong năm 2019, Tiểu ban đã có nhiều thành tựu tích cực, hiệu quả, điều này đã được thể hiện qua một số hoạt động tiêu biểu như: phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Tiểu ban Thông tin hưởng ứng kỷ niệm năm 2019 là năm quốc tế bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho học sinh, sinh viên và trao giải nhân Ngày KH&CN Việt Nam 18/5/2019; cử đại diện – Chủ tịch MAB Việt Nam và Phó Chủ tịch MAB Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 31 Hội Đồng điều phối Quốc tế Chương trình MAB với vai trò đại diện của Việt Nam như một thành viên MAB ICC.

Ngoài ra, Tiểu ban đã hỗ trợ MAB Việt Nam thực hiện vai trò thành viên ICC – MAB trong nhiệm kỳ 2018 – 2021; phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội và Khu sinh quyển thế giới (SQTG) Đồng Nai, Khu SQTG Cù Lao Chàm – Hội an tổ chức hội thảo về thúc đẩy cơ chế, giải pháp hạn chế rác thải nhựa cho các mạng lưới SQTG của Việt Nam; phối hợp với các Tiểu ban chuyên môn tổ chức các hội thảo khoa học chuyên ngành trong hợp tác, trao đổi khoa học và nghiên cứu giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước,…

Bên cạnh đó, Tiểu ban còn cử đại diện tham dự Phiên họp lần thứ 40 Đại Hội đồng UNESCO vào tháng 11/2019 với những đề xuất của Việt Nam về các chương trình trọng điểm đối với hoạt động của UNESCO; ủng hộ sáng kiến kỷ niệm 14/3 hàng năm là ngày Toán học quốc tế; ủng hộ sáng kiến của UNESCO về kỷ niệm năm 2022 là năm khoa học cơ bản vì sự phát triển, trao đổi, chia sẻ ý kiến về khuyến nghị của UNESCO về Khoa học mở; cấp kinh phí thực hiện và tổ chức triển khai 10 đề tài cấp quốc gia về khu DTSQ; 02 đề tài lĩnh vực khoa học trái đất và 01 đề tài lĩnh vực khoa học biển. Bộ KH&CN tiếp tục hỗ trợ 03 nhiệm vụ tại các địa phương gồm: Cao Bằng; Quảng Bình; Phú Yên; tiếp tục xem xét, hỗ trợ các nhiệm vụ cấp quốc gia cho các Tiểu ban chuyên môn khác.

Đặc biệt, Tiểu ban đã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Lãnh đạo Bộ KH&CN cũng như các Ủy ban quốc gia Chương trình của UNESCO, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội. Đồng thời, nhằm tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong năm tới, Tiểu ban sẽ tiếp tục phối hợp với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam triển khai hoạt động của 02 Trung tâm dạng 2 về Toán học và Vật lý; lồng ghép hoạt động của Tiểu ban với các hoạt động chuyên môn vào hoạt động của Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực vật lý, hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển,…

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành liên quan đã có những báo cáo công tác cụ thể cũng như phương hướng nhiệm vụ trong năm tới qua các báo cáo của Ủy Ban IOC; Ủy ban IHP; Ủy ban MAB; Ủy ban IGCP, Geopark,…



Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN 
Link: Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Tìm hiểu về các chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bài tiếp tiếp theo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine epidemic diarrhea-PED) đang lưu hành ở Việt Nam và ứng dụng trong chẩn đoán và định hướng sản xuất vaccine

Danh mục tin